Lego

Chủ đầu tư 13 năm gõ cửa khắp nơi xin xác lệ kèo

【lệ kèo】Doanh nghiệp khóc tức tưởi vì bị dồn đến chân tường

 Chủ đầu tư 13 năm gõ cửa khắp nơi xin xác nhận là... chủ đầu tư

Ông Huế bật khóc ngay tại hội nghị bởi bức xúc việc dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản Đông Dương được xác định là chủ đầu tư từ năm 2010 nhưng nhiều năm qua,ệpkhóctứctưởivìbịdồnđếnchântườlệ kèo công ty của ông phải khốn khổ đi "gõ cửa" các ban, ngành liên quan của tỉnh... để "xin được" khẳng định mình là chủ đầu tư. UBND tỉnh đã cho thanh kiểm tra kéo dài 2 năm nay. DN cứ lòng vòng hết cơ quan này, ban ngành nọ để ôm tài liệu đi trình bày. "Thậm chí, cơ quan cảnh sát điều tra cũng đã kết luận quy trình đầu tư đúng pháp luật rồi mà chúng tôi vẫn cứ khốn khổ. Nếu DN không phải là chủ đầu tư thì làm sao làm nổi các bước tiếp theo để dự án Vườn Xuân được hình thành khang trang như ngày nay", ông Huế chia sẻ.

Doanh nghiệp bật khóc tức tưởi vì chờ xác nhận là chủ đầu tư

Theo ông Huế, nguyên nhân DN của ông phải "đi đòi" được công nhận mình là chủ đầu tư từ năm 2010 xuất phát từ việc dự án Vườn Xuân bị thanh kiểm tra nội dung có phải dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội hay không. Liên quan đến vấn đề này, Thanh tra Bộ Xây dựng đã hai lần kết luận dự án không phải dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội là đúng. Bởi dự án Vườn Xuân không bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội là phù hợp với quy định tại khoản 4, điều 5 Nghị định số 100 ngày 20.10.2015.

Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Xây dựng gửi UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã hướng dẫn cụ thể cho dự án này: "Trường hợp của công ty nếu đã được lựa chọn chủ đầu tư dự án trước thời điểm Nghị định số 100 có hiệu lực thi hành, dự án chưa bố trí quỹ đất 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội và không thuộc diện thu hồi theo quy định của pháp luật để giao cho chủ đầu tư khác thì không bắt buộc dành quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội trong dự án".

Doanh nghiệp khóc tức tưởi vì bị dồn đến chân tường  - Ảnh 1.

Ông Huế bật khóc tại hội nghị

Cắt từ clip

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã khẳng định: Việc Sở Xây dựng và UBND TP.Vũng Tàu ban hành các văn bản liên quan việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án Vườn Xuân đã không có quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội là phù hợp với các quy định của pháp luật.

Phó chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu Vũ Hồng Thuấn khẳng định, dự án khu nhà ở cao cấp Vườn Xuân được chấp thuận chủ trương đầu tư và chỉ định là chủ đầu tư tại Văn bản 6370, cấp ngày 17.9.2010. 13 năm qua, các cơ quan, ban, ngành liên quan và UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã công nhận Công ty Đông Dương là chủ đầu tư, thì mới hướng dẫn công ty làm tất cả các trình tự thủ tục đầu tư xây dựng theo pháp luật, và ban hành các quyết định đầu tư, phê duyệt quy hoạch, cấp giấy phép xây dựng… nên mới có được một khu đô thị khang trang như hôm nay.

"Quá trình pháp lý đã minh bạch, một sự thật đã quá rõ ràng. Chúng tôi đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhanh chóng khẳng định mạnh mẽ với cơ quan ngôn luận và các cơ quan chức năng về một sự thật hiển nhiên mà 13 năm qua tỉnh này đã thừa nhận để bảo vệ tính đúng đắn, nhất quán của quá trình pháp lý mà UBND tỉnh và các cơ quan ban ngành địa phương đã hướng dẫn chủ đầu tư", ông Huế khẩn thiết đề đạt.

Cực chẳng đã, doanh nghiệp kiện cơ quan nhà nước

Bức xúc trên của chủ đầu tư dự án Vườn Xuân chỉ là một trong nhiều câu chuyện tương tự, được xem là "căn bệnh" trầm kha mà DN đang vướng phải đó là hiện tượng các cơ quan ban ngành đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Trong một hội nghị gặp gỡ các DN bất động sản do UBND TP.HCM tổ chức, bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai cũng đã bật khóc cho biết, DN của bà đang lâm vào tình cảnh "sống dở chết dở" khi đang có tới 12 dự án bị ách tắc trên địa bàn với tổng quỹ đất 150 ha. Thậm chí, có dự án dù đã bán rồi nhưng mãi cũng không thể làm được sổ hồng cho người mua nhà. Nhiều dự án làm gần xong thủ tục nhưng chỉ vì một câu chữ, DN phải làm hồ sơ lại từ đầu. Các dự án dù không vướng đất công, quỹ đất DN chủ yếu là đất nông nghiệp, DN tự đền bù giải phóng mặt bằng cho người dân nhưng thủ tục nhiều năm không xong.

Cũng do bị dồn đến chân tường và bị thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng, Công ty TNHH Gotec Việt Nam đã công khai kiện Sở Xây dựng TP.HCM để bảo vệ quyền lợi. Dù rằng theo các DN, chẳng đặng đừng họ mới dám đối đầu với cơ quan công quyền. Lãnh đạo một DN bất động sản mới đây cũng cho biết đã 5 năm nay không có dự án nào hoàn thành được pháp lý. Chính vì vậy, gần như DN đã đóng cửa, chỉ còn duy trì một vài nhân sự. 

Xử lý nghiêm việc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

Theo LS Trần Mạnh Cường (Đoàn luật sư TP.HCM), nhà nước cần tính toán hỗ trợ DN phát triển, không để một bộ phận công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm phiền, gây trở ngại cho DN và chứng minh cho DN thấy những kiến nghị, góp ý của DN từ trước đến nay đã được tiếp thu, sửa đổi. Hiện nay không chỉ các chính sách chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu tính thực tiễn, thủ tục rườm rà mà tình trạng nhiều cuộc thanh tra, kiểm toán kéo dài 2 - 3 năm thậm chí không hồi kết đã khiến DN bất an, rệu rã, không còn muốn làm việc. Điều đó kéo theo hệ lụy DN cũng khốn đốn vì đứt dòng tiền, chi phí vốn đội lên nhiều lần, lãi vay ngân hàng tăng cao và quan trọng là cơ hội kinh doanh bị đánh mất. Nguyên nhân thị trường bất động sản "bất động" vì tác động bởi những bất cập từ cơ chế pháp lý. Quá nhiều các đợt rà soát, thanh tra, kiểm toán của chính quyền. Chưa dừng lại ở việc nhiều lần thanh kiểm tra mà thời gian các đợt thanh kiểm tra đó cũng kéo dài, thậm chí... không hồi kết.

Nhiều doanh nhân khác cũng cho rằng, chính sự chồng chéo của một số quy định khiến thủ tục thực hiện dự án bất động sản rườm rà, kéo dài. Điều đó tạo cơ hội cho những đợt thanh tra mà đằng sau các đợt thanh tra đó là doanh nghiệp phải biết... "thank you".

Doanh nghiệp khóc tức tưởi vì bị dồn đến chân tường  - Ảnh 2.

Các DN bất động sản thời gian qua khốn khổ vì bệnh vô cảm, không dám trình, không dám ký của cán bộ công chức

ĐÌNH SƠN

Thảo luận tại hội trường về phát triển kinh tế - xã hội, ngày 1.11, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) đã đề nghị với Chính phủ, các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm đến vấn đề đánh giá và sử dụng, sắp xếp cán bộ làm tiền đề cho mọi sự phát triển, mọi công việc trong thời gian tới.

Đề cập đến vấn đề năng lực và đạo đức công vụ của một bộ phận công chức, viên chức, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, báo cáo của Chính phủ có nêu một trong những hạn chế, khó khăn trong thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 là còn tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện né tránh, đùn đẩy công việc, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc dẫn đến công việc chậm tiến độ, giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và làm giảm niềm tin của DN, người dân. "Có thể nói, đây là một thực trạng đáng buồn, đáng xấu hổ và đã được đề cập rất nhiều trong thời gian qua. Tôi tán thành cao với những quan điểm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ để phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Trong đó có nội dung chấn chỉnh, xử lý nghiêm việc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong thực thi công vụ", vị đại biểu này nhấn mạnh.

Chủ trì hội nghị đối thoại, ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đánh giá dự án khu nhà ở cao cấp Vườn Xuân là dự án đẹp, dự án đô thị đầu tư chuẩn mực, đẳng cấp. "Tuy nhiên quá trình xử lý tháo gỡ chậm do thủ tục, liên quan nhiều cơ quan khác. Bộ Xây dựng đang xem xét một số nội dung và có hỏi ý kiến tỉnh. Nội dung này tỉnh đã họp và đã cho chủ trương. Trong tháng này sẽ rõ ràng, kết thúc trả lời cho DN", ông Thọ khẳng định.

Nguyễn Long (ghi)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap